7 sai lầm mà mọi người hay nghĩ về nghề pha chế

Từ lâu, Bartender hay Barista là một ngành nghề được công nhận ở nước ngoài. Tuy nhiên đây là một ngành nghề khá mới ở Việt Nam và không phải ai cũng hiểu đúng về nó. Dưới đây là 7 sai lầm mọi người hay hiểu sai về ngành nghề này. Hãy cùng BID tìm hiểu nhé!

1. Bartender – Barista là một

Đa số mọi người đều nghĩ Bartender và Barista giống nhau nhưng thực tế mặc dù đây đều là nhân viên pha chế nhưng lại có đặc thù công việc khác nhau. 

  • Bartender là nhân viên pha chế các đồ uống có cồn (điển hình là cocktail) và họ thường làm việc trong các quán bar, pub hoặc các quầy bar của các nhà hàng khách sạn lớn. 
  • Mặc khác, Barista là nhân viên pha chế cà phê (ví dụ như Cappuccino, Latte, Mocha,…) và họ thường lại việc ở quán cà phê.

Bartender và Barista

2. Bartender khó xin việc

Đây là suy nghĩ rất sai lầm nhé! Vì hiện nay nhu cầu ăn uống, du lịch ngày một phát triển. Nhờ đó mà dẫn đến sự phát triển của ngành F&B, do đó hàng trăm tin tuyển dụng các vị trí bartender cho các khách sạn, nhà hàng và các quán bar trước mỗi mùa du lịch. Bên cạnh đó, các yêu cầu công việc không cao, chỉ cần tốt nghiệp các khoá học pha chế và biết pha chế các loại đồ uống cơ bản, có kỹ năng giao tiếp tốt,… thì bạn chính là ứng viên tiềm năng rồi.

3. Nghề Bartender không có tương lai

Nhiều người suy nghĩ Bartender thì cả đời chỉ làm pha chế thôi, không có cơ hội phát triển. Nhưng thực tế, các vị trí trong ngành F&B, bao gồm Bartender, đều có lộ trình phát triển khá rõ ràng. Nếu thật sự tiềm năng, bạn sẽ là điểm sáng cho vị trí quản lý nhà hàng bar lớn với mức lương hậu hĩnh đấy!

4. Bartender phải biết vừa biểu diễn tung hứng

Trên phim các cảnh pha chế thường được Bartender tung hứng với các dụng cụ pha chế thu hút khách hàng. Tuy nhiên, ngoài đời thì không phải Bartender nào cũng làm được vì muốn làm được điều này cần rất thời gian để luyện tập. Nếu có được kỹ năng này thì bạn sẽ được quản lý đánh giá cao cho cơ hội thăng tiến và giao tiếp tốt hơn với khách hàng của mình, tuy nhiên nếu không có thì cũng không sao cả vì quan trọng là bạn cần pha chế ra những món nước thật ngon giúp khách hàng nhớ mãi.

5. Bartender là ngành không dành cho con gái

Công việc Bartender cần giao tiếp nhiều với khách hàng và tạo sự thích thú cho khách bằng sự hóm hỉnh của mình. Ngoài ra nhiều người vẫn cho rằng đây là công việc cũng yêu cầu giờ giấc khá muộn và môi trường làm việc khá nguy hiểm cho nữ. Tuy nhiên, Bartender cần nhiều sự tỉ mỉ, khéo léo và sự chăm chỉ luyện tập rất phù hợp với nữ giới. Nhắc đến Bartender nữ, chúng ta sẽ nhớ ngay đến Ivy Mix, Pamela Wiznitzer, Micaela Piccolo, Hoàng Thương Thương, Jennyfer Phạm,…

Bartender nữ nổi tiếng

6. Bartender là ngành nghề nhiều cám dỗ

Thực tế môi trường Bartender thường phải làm việc vào ban đêm và tiếp xúc với nhiều tầng lớp từ tệ nạn xã hội, dân văn phòng đến thượng lưu,… với mục đích đến nơi này giải trí và tiêu tiền. Vì vậy thường xuyên xảy ra nhiều cuộc ẩu đả, quậy phá. Bên cạnh đó, họ cũng dễ dàng bị sự hấp dẫn của tiền tài làm quên đi chính mình. Tuy nhiên không phải ai cũng vậy, nếu bạn có sự kiên định, theo đuổi mục tiêu ban đầu của mình thì những lời cám dỗ thực sự không phải là vấn đề. Ngoài ra, do tiếp xúc với nhiều tầng lớp, đặc biệt là các nhà quản lý và ông chủ lớn, đây chính là cơ hội cho sự thăng tiến trong sự nghiệp của chính mình.

7. Nghề Bartender có mức lương không cao

Đây là vấn đề nhiều bạn trẻ quan tâm trước khi bắt đầu lựa chọn lĩnh vực này. Ở Mỹ, Bartender hay Barista là ngành nghề phát triển đã lâu, được đào tạo qua trường lớp Đại học, cao đẳng và được công nhận như một ngành nghề đích thực. 

Theo thống kê của Cục Lao Động (BLS), trung bình mức lương của Bartender là $12,30/ giờ. Nhưng Bartender có kinh nghiệm thậm chí có thể nhận được mức lương lên đến $19,34/ giờ (khoảng $45.000/ năm), kể cả tiền tips từ khách. Trên thực tế, có những Bartender có thể nhận được hơn $100.000/ năm nhờ vào tiền bo của khách hàng và kinh nghiệm, tài năng của họ.

Còn ở Việt Nam, viên phụ Bar có thể nhận được khoảng 3-4 triệu đồng/ tháng để thực tập và tích luỹ kinh nghiệm. Sau khi lên vị trí Bartender chính có thể nhận mức lương cao hơn khoảng 6-8 triệu/ tháng. Và nếu có cơ hội thăng tiến lên vị trí quản lý, mức lương dao động từ 12-20 triệu đồng/tháng.

Có thể bạn quan tâm: dụng cụ pha chế Cần Thơ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *