Hiện nay, start-up các quán trà sữa đã không còn xa lạ với giới trẻ cộng đồng khởi nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng khi startup một mô hình F&B là phải có kiến thức về các loại trà. Vì vậy phân biệt các loại trà có khó?
Quy trình để chế biến trà ngon thường có 5 giai đoạn chính: Hái chè – Tách nước – Làm dập – Ôxi hoá – Sấy trà.
Bước 1: Hái chè: lựa chọn những búp chè và những lá chè xanh tươi nhất thu về.
Bước 2: Tách nước: làm héo lá chè (héo nắng, héo mát).
Bước 3: Làm dập: nghiền, vò hoặc quay lá chè.
Bước 4: Ôxi hoá: Oxy hóa là phản ứng hóa học xảy ra khi oxy tác dụng với một chất nào đó (đơn chất hay hợp chất), dẫn đến biến đổi về hình dạng, màu sắc. Oxy hóa xảy ra khi trạng thái oxy hóa của một phân tử, nguyên tử hoặc ion tăng lên.
Bước 5: Sấy trà: tạm dừng các phản ứng và làm khô trà.
Trong đó, giai đoạn 4 là đáng chú ý nhất. Dựa vào mức độ oxy hoá trà, chúng ta có 3 nhóm chính: Trà xanh (không oxy hoá), Trà Ô Long (oxy hoá một phần), Hồng trà (ôxy hoá toàn phần).
TRÀ TRẮNG
Trà trắng là trà có lớp lông mao phủ nhẹ trên bề mặt lá trà. Đây là loại trà có rất nhiều dưỡng chất vì nó được phơi khô từ lá trà tươi. Trà trắng không quá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên nó có vị thanh nhẹ đặc trưng.
Cách phân biệt:
- Lá trà còn nguyên lá, có lớp lông trắng phủ bên ngoài bề mặt.
- Nước trà có màu xanh nhẹ, hương thơm thanh nhẹ.
TRÀ XANH
Trà xanh là loại trà hiếm hoi không trải qua quá trình ôxy hoá, cho nên chúng vẫn còn giữ lại trọn vẹn hương vị ban đầu. Trà xanh rất phổ biến ở Việt Nam và các nước châu Á, được rất nhiều thế hệ yêu thích.Trà xanh nổi tiếng ở nước ta là trà Thái Nguyên, trà Shan Tuyết,…Ngoài ra, trà xanh trong văn hoá trà đạo ở Trung Quốc thường được biết đến với tên Thái Bình Hầu Khôi, Long Tĩnh,.. ở Nhật là Sencha và Gyokuro.
Sau khi làm sạch, trà sẽ được đi xào hoặc hấp chính để cho ra những lá trà xanh ngát hương.
Cách phân biệt:
- Trà có nhiều hình dạng như dài nhọn, lá dẹp, vo xoắn và dạng viên.
- Màu sắc thường xanh xám, xanh đen, xanh nhạt hơi vàng.
- Nước trà có màu vàng xám hoặc vàng cam đậm.
- Vị trà chát nhẹ, ngọt ở hậu vị.
TRÀ Ô LONG
Trà ô long là nhóm trà có mức độ ôxy hoá từ 8-80% (hay còn gọi là ôxi hoá một phần). Loại trà này rất phổ biến vì vị ngọt nhẹ của nó. Một số loại trà ô long nổi tiếng như trà Kim Tuyên, trà Đông Phương Mỹ Nhân, ô long lài,…
Cách phân biệt:
- Lá trà có dạng viên tròn, màu đậm.
- Nước trà màu xanh ngả vàng, hổ phách, nâu.
- Trà có vị ngọt hơn trà xanh, vị chát nhẹ, thanh ở hậu vị.
HỒNG TRÀ
Hồng trà có mức độ ôxy hoá khá cao (80-95%). Điều thú vị là hồng trà trong tiếng anh là Black Tea, cách kêu này xuất phát từ phương Tây gọi theo màu sắc lá trà sau khi sấy khô. Ngày nay, hồng trà nổi tiếng với các công thức đa dạng tại các quán trà sữa. Các loại hồng trà nổi tiếng như Điện Hồng Trà, Đại Hồng Bảo, Kỳ Môn Hồng Trà và Chánh Sơn Tiểu Chủng.
Cách phân biệt:
- Lá trà màu nâu đen, nguyên lá.
- Nước trà màu đỏ cam, nâu đỏ.
- Trà có vị chát đậm, nhưng sẽ lưu lại vị ngọt thanh sau khi uống.
Có thể bạn quan tâm: học pha chế Cần Thơ
TRÀ ĐEN
Trà đen là loại trà được ôxy hoá hoàn toàn. Theo Trung Quốc, trà đen còn có tên gọi là hồng trà vì màu nước của nó. Điều đặc biệt là khi trà xanh chỉ có thể thơm trong vòng 1 năm thì trà đen có thể lưu giữ hương thơm của nó nhiều năm. Đó là lý do trà đen được bán khắp con đường Tơ Lụa từ thời xa xưa. Các loại trà đen nổi tiếng như Kỳ Môn Hồng Trà, Chánh Sơn Tiểu Chủng.
Cách phân biệt:
- Màu nước trà có thể nâu sáng hoặc đỏ đậm tuỳ theo nhiệt độ của nước.
- Hậu vị ngọt nhẹ hơn Hồng trà, hương thơm đậm.