Ở bất cứ nghề nào cũng có những khó khăn đặc thù của nghề đó. Nghề pha chế đồ uống nói chung và Barista, Bartender nói riêng là những nghề nghiệp cung cấp dịch vụ thường có thể diễn tả bằng cụm từ “làm dâu trăm họ”. Bên cạnh những hào nhoáng của nghề thì vẫn có những khó khăn riêng mà các bạn cần biết từ khi học đến khi ra ra nghề.
Đổi mới và sáng tạo không ngừng
Nghề pha chế nói chung là công việc đòi hỏi các bạn phải liên tục sáng tạo và đổi mới để mang lại sự thú vị cho khách hàng khi đến quán. Điều này đồng nghĩa với việc các bạn phải liên tục học hỏi, cập nhật xu hướng thức uống ngon-đẹp trên thế giới đồng thời phải điều chỉnh sao cho phù hợp với thị trường mà các bạn đang phục vụ.
Việc sáng tạo tưởng chừng như đơn giản nhưng nó sẽ gây khó khăn khi bạn thường xuyên chịu áp lực trong công việc. Sự sáng tạo sẽ xuất hiện khi bạn đang trong trạng thái thoải mái, tinh thần phấn chấn. Nhưng bạn biết đó, nơi nào cần nhiều sự sáng tạo thì cũng có sự đào thải mạnh mẽ.
Áp Lực Từ Quản Lý
Nhân viên pha chế trong quán được ví như linh hồn của quán bởi vì thứ giữ chân khách hàng đến quán đó vẫn là chất lượng của thức uống. Khi quán đông khách thì pha chế phải làm việc hết năng suất nhưng khi quán không có nhiều khách đến thì quản lý sẽ yêu cầu pha chế rà soát lại chất lượng thức uống và mau chón tạo ra sự mới mẻ thu hút khách hàng đến quán. Quán không đông khách thì nhân viên pha chế sẽ vừa làm công việc pha chế, vừa làm phục vụ để tiết kiệm chi phí vận hành của quán. Đó cũng sẽ là một khó khăn khiến cho các bạn dễ nản khi đeo đuổi nghề này.
Tăng Ca Ngày Lễ, Tết
Hầu hết các quán cà phê đều không nghỉ Lễ, Tết nên pha chế cũng sẽ làm việc xuyên suốt trong những ngày này. Đặc biệt, khối lượng công việc cũng sẽ tăng lên rất nhiều so với ngày thường. Vào mùa cao điểm, đòi hỏi pha chế của quán phải chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt, đồng thời bạn phải tiến hành ước lượng và đặt hàng đầy đủ nguyên liệu để phục vụ xuyên suốt mùa Lễ, Tết.
Đây là một trong những đặc thù công việc mà bạn phải chấp nhận nó khi đã bắt đầu hành trình chinh phục nghề nghiệp. Dù vậy, làm việc vào thời gian này bạn sẽ được nhận gấp 2, gấp 3 tiền lương ngày thường – một sự đánh đổi đáng suy ngẫm.
Nghề “Làm Dâu Trăm Họ”
Trong ngành F&B, sản phẩm được đưa đến trực tiếp người tiêu dùng cuối cùng là khách hàng nên hầu như tất cả những món ăn, thức uống được làm ra sẽ tác động trực tiếp đến khách hàng. Nghề pha chế luôn phải đối diện trực tiếp với khách hàng mà không thông qua bất kỳ bộ phận nào khác nên áp lực sẽ hầu như là rất nhiều khi đôi lúc gặp phải những người khách rất khó chịu. Có nhiều người cho rằng, tiền mình bỏ ra mua dịch vụ, họ là “ông hoàng, bà chúa” mà đưa ra đủ thứ yêu cầu oái oăm.
Việc của bạn vẫn phải phục vụ họ bằng thái độ chuyên nghiệp, khéo léo xử lý tình huống để vừa hài lòng khách hàng và vừa không để quán bị thiệt thòi. Không phải vì cứ khách hàn khó khăn thì bạn phải nhẫn nại tuyệt đối, bạn vẫn có quyền từ chối phục vụ nếu như khách hàng không có thiện chí muốn hợp tác.
Nghề pha chế sướng hay khổ thật ra là cảm nhận riêng của mỗi người vào mỗi giai đoạn khác nhau. Khi gặt hái được thành công bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc, nhưng đài danh vọng này được đắp cao bằng nhiều thời gian thử thách, học nghề, rèn luyện liên tục. Nếu đã đam mê công việc này, chắc chắn bạn sẽ có đủ quyết tâm để vượt qua khó khăn của nghề pha chế và thành công với nghề.
Có thể bạn quan tâm: học pha chế Cần Thơ